Bạn là một tín đồ của hoa lan? Bạn yêu thích loại hoa này nhưng chưa biết hết mọi thông tin về nó? Vậy hãy để Điện Hoa Sài Gòn giúp bạn khám phá thêm về loại hoa vô cùng quyến rũ này nhé. Cùng theo dõi luôn nào!
Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan
Hoa lan có tên khoa học là Orchidaceae thuộc dòng thực vật có hoa lớn nhất trong bộ Măng Tây. Theo thống kê có đến 28.000 loại lan phân bố tại khắp các Châu lục trên toàn Thế giới. Loại hoa này được tìm thấy đầu tiên ở Brazil vào năm 1818 bởi một nhà nghiên cứu thực vật người Anh.
Đặc điểm của hoa lan
Nhìn tổng thể hoa lan có cấu tạo khá đặc biệt:
Thân lan
Thân lan thường có hai loại: đơn thân và đa thân
Loại đơn thân là thân lan mọc từ một chồi duy nhất, các lá được bổ sung từ đỉnh mỗi năm và thân dài ra tương ứng. Do vây, loại đơn thân này thường có kích thước dài tới vài mét.
Loại đa thân được hiểu là cây có nhiều chồi liền kề. Những loại chồi liền kề này sẽ phát triển đến mức độ nhất định và sẽ nở hoa sau đó thì dừng phát triển.
Một điểm khác biệt so với loại đơn thân, ở loại đa thân có thêm “giả hành”. Đây chính là bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện thời tiết khô hạn.
Rễ lan
Lan là loại sống bám trên các thân gỗ. Chính vì thế mà rễ của chúng được bao bọc bởi lớp mô hút dày có màu xám bạc. Lớp mô này giúp cây có thể hút nước và hút các chất dinh dưỡng từ mùn hữu cơ tích tụ trên bề mặt cây.
Lá cây
Lá lan thường có màu xanh bóng dày hoặc mỏng phụ thuộc vào từng giống lan. Chúng mọc xen kẽ trên thân cây. Mỗi loại lan sẽ cho ra kiểu dáng lá khác nhau. Có lá hình ngọn giáo, có lá hình lông chim,…
Hoa lan
Xét về hoa lan, có loại mọc thành từng chùm nhưng có loại lại mọc riêng lẻ. Kích thước, màu sắc và kiểu dáng hoa cũng phụ thuộc vào tùy loại. Hầu hết ở giữa hoa lan có cả nhị và nhụy hoa giúp chúng thụ phấn. Sau khi thụ phấn xong, các cánh hoa sẽ héo và cuống hoa hình thành quả lan.
Các loại hoa lan
Tại Việt Nam, hoa lan nổi tiếng với những loại sau:
Lan hồ điệp
Đây là loại lan được trồng phổ biến ở nước ta. Thân cây mọc thẳng đứng xen kẽ với lá. Lá hoa to và dày. Một cây lan hồ điệp thường cho ra từ 2 – 3 cành hoa.
Lan hồ điệp có nhiều màu sắc khác nhau như: trắng, tím, hồng,…
Nhờ vẻ đẹp cũng như sự đa dạng về màu sắc mà người ta sử dụng chúng làm hoa chúc mừng. Bởi lan hồ điệp tượng trưng cho sự hoàn hảo, tinh tế và mọi điều tốt đẹp.
Lan vũ nữ
Lan vũ nữ là một trong những loại lan mang vẻ đẹp kiêu sa và đầy thu hút. Đây là loại lan có phần thân mỏng dễ gãy, kích thước hoa nhỏ hơn so với hoa lan hồ điệp. Lá xanh và dài. Trên thân cây có nhiều bông mọc sole nhau.
Trong các màu lan vũ nữ thì màu vàng của hoa được nhiều người ưa chuộng hơn cả so với các màu đỏ, tím.
Lan hoàng thảo kèn
Nhắc đến các loại lan thì lan hoàng thảo kèn không thể bỏ qua. Bởi lan hoàng thảo có hai màu tím trắng rất đẹp mắt. Thân có hình dáng tròn mập và có chứa các đốt cao từ 30 – 80 cm. Ở cạnh mỗi đốt thường đi kèm cùng với một lớp lá. Lá hoa có kích thước nhỏ, kiểu dáng theo hình dáng chữ V.
Vào mỗi dịp từ tháng 2 – 3 dương lịch là lan hoàng thảo bắt đầu ra hoa.
Lan phi điệp
Lan phi điệp có tên gọi khác là Lan giả hạc hay giả hạc tím. Thân cây dài mềm mại và có nhiều hoa.
Hoa có hai màu sắc trắng tím làm chủ đạo làm toát lên vẻ đẹp sang trọng và đầy cuốn hút của nó.
Lan trầm tím
Đây là loại hoa được lai tạo giữa hoa lan phi điệp và lan hoàng thảo kèn. Loại hoa này có màu sắc tím đậm và có mùi thơm dễ chịu. Hoa thường nở vào từ tháng 2 – 4 dương lịch hằng năm.
Vào những dịp lễ tết, người dân sử dụng loại hoa này để trang trí cho không gian ngôi nhà của mình.
Ý nghĩa của hoa lan
Hoa lan có rất nhiều màu sắc khác nhau. Nhưng ẩn sâu trong mỗi một màu sắc đó là cả ý nghĩa riêng biệt.
Hoa lan tím:
Hoa lan tím thể hiện cho một tình yêu bền chặt sắt son. Màu tím là màu của sự chung thủy. Ngoài ra nó còn tượng trưng cho sự tôn trọng, bình đẳng giữa con người với nhau.
Hoa lan vàng
Nếu như hoa lan tím đại diện cho tình yêu bất diệt thì lan vàng lại thể hiện cho một tình bạn keo sơn, gắn kết.
Hoa lan trắng
Hoa lan trắng biểu trưng cho sự thuần khiết, sự tôn kính, khiêm nhường và biết ơn. Cũng vì lẽ đó mà loại hoa này thường được dùng làm hoa đám tang.
Công dụng của hoa lan
Dùng để làm trang trí
Cũng như bao loại hoa khác, hoa lan cũng được dùng để trang trí. Chỉ cần có sự xuất hiện của nó thôi cũng đủ góp phần cho không gian nhà bạn thêm rực rỡ.
Dùng để làm quà tặng
Vào những dịp lễ tết hay những ngày quan trọng. Thay vì tặng quà cáp người ta thường hay tặng nhau những giỏ hoa lan đầy màu sắc.
Dùng để kinh doanh
Trong một số năm trở lại đây, nhiều người có thú vui tao nhã đối với loại hoa này. Chính vì lý do này mà hoa lan đã trở thành một hàng hóa thương mại. Và trở lên đắt giá. Có những loại lan đột biến lên đến hàng tỷ đồng. Vì vậy mà không thể phủ nhận giá trị kinh tế của loại hoa này.
Dùng để làm thuốc
Trong y học, một số hoa lan được dùng làm thuốc chữa bệnh như:
– Hoa lan phi điệp dùng để trị các chứng suy nhược thần kinh, mệt mỏi, đau họng, bệnh xương khớp,…
– Hoa lan gấm hay còn gọi là hoa lan kim tuyến. Loại hoa này cực kỳ hiếm. Nó có tác dụng điều trị các bệnh cao huyết áp, tim mạch và phòng ngừa ung thư
– Lan đô hội giúp điều trị kinh nguyệt ở phụ nữ và thường dùng cây để tắm cho trẻ em.
– Hoa lan kiếm có tác dụng lợi tiểu, rễ lan kết hợp cùng các thuốc khác giúp bổ phổi.
Cách trồng hoa lan
Thời điểm trồng lan
Thời điểm thích hợp trồng hoa lan có lẽ tốt nhất vào tháng 2 – 4 dương lịch. Bởi đây là thời gian có khí hậu ôn hòa nhất rất thích hợp trồng cây.
Chọn chậu
Nên chọn loại chậu có nhiều lỗ để đảm bảo độ thoáng và thoát nước tốt cho lan.
Giá thể trồng
Thường thấy người ta trồng lan bằng mùn cưa, xỉ than, xơ dừa,… đây đều là những giá thể xốp nhẹ thích hợp để trồng loại hoa này.
Chọn giống lan
Tùy theo sở thích mỗi người mà lựa chọn cho mình giống lan muốn trồng. Nhưng nên chọn giống cây khỏe, sinh trưởng tốt phù hợp với khí hậu nơi mình sinh sống.
Cách chăm sóc lan
Nên để lan trong điều kiện có ánh sáng vừa phải, hoặc ở những nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Bên cạnh đó phải đảm bảo được nhiệt độ cho lan. Không quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của lan.
Ngoài ra cần đảm bảo độ nước cho cây. Mỗi tuần nên tưới từ 1 – 2 lần với lượng nước thích hợp. Không nên tưới quá nhiều nước dễ gây thối cây.
Muốn hoa lan sinh trưởng tốt, ta có thể bón thêm phân bón sinh học với một lượng vừa phải. Và một điều cần chú ý đó chính là phòng bệnh cho lan bằng các thuốc xịt khử chuyên dụng đối với loại cây này.
Hy vọng bài viết này đã gửi đến người đọc những thông tin hữu ích về hoa lan – một loại hoa cực kỳ đặc biệt.